Nếu như nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa xe đạp thể thao và xe đạp địa hình thì khi nhắc đến xe đạp điện chắc hẳn cũng nhiều người nhầm lẫn với xe máy điện. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về xe đạp điện cũng như phân biệt tốt giữa hai loại phương tiện là xe đạp điện và xe máy điện hãy cầm ngay điện thoại hoặc mở máy tính đọc bài viết sau đây nhé!
Xe đạp điện là một chiếc xe đạp nhưng sở hữu động cơ điện được sử dụng cho động cơ đẩy. Các loại xe đạp điện trên thị trường hiện nay thường có vận tốc trung bình từ 25 đến 32 km/giờ với khối lượng khoảng 40kg (bao gồm cả ắc quy).
Xe đạp điện thường có vận tốc từ 25 đến 32kh/h
Xe đạp điện thường có vận tốc từ 25 đến 32kh/h
Thay vì sử dụng động cơ đốt trong như xe máy, xe đạp điện hoạt động nhờ hệ thống động cơ điện. Hầu hết các loại xe đạp điện thông thường có cấu tạo các bộ phận như sau:
- Hệ thống động cơ điện
Hệ thống động cơ điện được hình thành từ các mô tơ điện có thiết kế khép kín, được nhà sản xuất tích hợp vào bánh sau, tạo thành một khối liền với vành xe. Nhờ vậy mà hệ thống động này có thể tránh nước và các tác nhân gây hại từ môi trường. Hệ thống động cơ điện được xem là bộ phận quan trọng và mang tính đặc thù nhất của xe đạp điện.
Hai loại động cơ điện phổ biến nhất hiện nay là có chổi than và không có chổi than. Trong đó, hệ thống động cơ điện có chổi than được ứng dụng và sản xuất phổ biến nhờ khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ vượt trội.
- Bộ phận nạp điện của xe
Bộ phận nạp điện của xe (hay còn gọi là bình điện) là nơi lưu trữ và cung cấp điện năng cho xe đạp điện. Đây là bộ phận quyết định nguồn sống, tuổi thọ và độ bền của xe.
Những loại bình điện trên thị trường hiện nay bao gồm: Pin niken hidrua kim loại, pin axit chì, pin nickel-cadmium và pin Lithium ion.
Trong đó Lithium là loại pin được sản xuất bằng công nghệ mới và ứng dụng trên các mẫu xe hiện đại. Mỗi lần sạc đầy, xe đạp điện sở hữu pin Lithium có thể giúp bạn di chuyển được quãng đường lên đến 80 km. Vì những đặc điểm nổi bật vừa nêu và độ bền cao, trọng lượng nhẹ nên giá thành cũng cao hơn.
- Bo mạch điều khiển
Đây là hệ thống giữ vai trò chỉ huy mọi hoạt động của xe đạp điện. Bo mạch điều khiển thu tín hiệu từ tay ga phối hợp với động cơ điện và bộ phận nạp điện giúp điều khiển xe di chuyển theo ý muốn của người sử dụng.
Những dòng xe hiện đại có hệ thống bo mạch điều khiển tích hợp một số tính năng khác.
- Tay ga điều khiển xe đạp điện
Là bộ phận nằm ở vị trí tay phải của người sử dụng. Tay ga điều khiển xe đạp điện có thiết kế và chức năng tương tự như tay ga của xe máy. Nói cách khác, khi bạn vặn ga, cảm biến điện từ sẽ xảy ra, giúp cho xe di chuyển.
- Các bộ phận khác
Ngoài những cấu tạo chính vừa nêu thì xe đạp điện còn có các bộ phận khác có ở xe đạp đôi hoặc xe máy điện như bánh xe, đèn, phanh, xi nhan, còi xe, ổ khóa điện,.... là những bộ phận quan trọng giữ vai trò hỗ trợ đắc lực khi tham gia giao thông.
Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện cũng tương tự như cách vận hành xe máy điện.
Để xe di chuyển, người sử dụng chỉ cần vặn tay ga để điều chỉnh tốc độ mong muốn. Khi tay ga được vặn, tín hiệu sẽ được truyền dẫn tới bộ cảm biến tốc độ giúp hệ thống bo mạch xác định mức năng lượng cần thiết cho xe, kết hợp với hệ thống động cơ và bình điện, giúp xe chuyển động dễ dàng.
Những chiếc xe đạp điện có công suất cao, người dùng có thể di chuyển với vận tốc 40km/h. Tuy nhiên, vận tốc an toàn khi điều khiển xe đạp điện là 25 km/h để dễ dàng xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Tiêu chí | Xe đạp điện | Xe máy điện |
Vận hành | Bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện | Bằng động cơ điện. |
Công suất động cơ | Nhỏ hơn hoặc bằng 250W | Nhỏ hơn hoặc bằng 4KW |
Đăng ký xe | Không phải đăng ký | Là xe cơ giới nên phải đăng ký |
Bàn đạp | Có bàn đạp trợ lực | Không có thiết kế bàn đạp trợ lực |
Loại phanh | Phanh dầu và Phanh cơ | Phanh đĩa và Phanh tang trống |
Trọng lượng xe | 40kg trở xuống | Trung bình lớn hơn 40kg |
Quãng đường di chuyển tối đa | 25-40 km | 80-90 km |
Tốc độ di chuyển tối đa | Nhỏ hơn hoặc bằng 25 km/h | Nhỏ hơn hoặc bằng 50 km/h |
Độ tuổi điều khiển phương tiện | Không quy định độ tuổi sử dụng | Từ 16 tuổi trở lên |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Trọng lượng nhẹ hơn xe máy giúp học sinh hoặc người cao tuổi dễ dàng sử dụng |
Quãng đường di chuyển khá ngắn, 40km/1 lần sạc |
Dễ dàng điều khiển |
Không phù hợp để đi đoạn đường xa |
Vận tốc chậm nên an toàn khi sử dụng |
Không bền bằng xe máy |
Giá thành rẻ hơn so với xe máy |
Không giúp luyện tập sức khỏe được |
Không gây ô nhiễm môi trường |
|
Tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau của mỗi người mà có chọn lựa việc nên hoặc không nên sử dụng xe đạp điện khác nhau. Tuy nhiên, với đặc điểm nhỏ gọn, linh hoạt, thân thiện với môi trường và đặc biệt là an toàn thì xe đạp điện vẫn được xem là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Đặc biệt hơn, những đặc điểm sau đây sẽ rất phù hợp để chọn xe đạp điện là phương tiện di chuyển cho bạn.
Tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau của mỗi người mà có thể chọn hoặc không chọn sử dụng xe đạp điện
Tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau của mỗi người mà có thể chọn hoặc không chọn sử dụng xe đạp điện
- Đối tượng sử dụng: Các em nhỏ, người lớn tuổi hoặc đơn giản là người cần độ an toàn cao nhưng lại không muốn tốn quá nhiều sức lực như xe đạp truyền thống.
- Mục đích sử dụng: Sử dụng xe đạp điện thường xuyên cho di chuyển hàng ngày với khoảng cách di chuyển cự li gần.
- Các lý do nên mua: Giá thành rẻ hơn so với các loại xe máy, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Nếu bạn là một cô nàng hoặc một anh chàng đam mê xe đạp điện thì các phụ kiện đi kèm cũng đóng vai trò rất đặc biệt. Một số phụ kiện xe đạp điện hoặc đồ chơi xe đạp điện phổ biến được nhiều người yêu thích bao gồm gương chiếu hậu, giỏ xe, mũ bảo hiểm, còi xe, đèn xe,...
Những phụ kiện xe đạp điện và đồ chơi xe đạp điện đó không chỉ thiết yếu với mỗi chuyến đi mà đôi khi chúng còn thể hiện đẳng cấp chơi xe đạp của bạn nữa đấy.
Đôi khi phụ kiện giúp xe đạp điện trở nên đẳng cấp
Xem thêm nội dung
Ẩn bớt nội dung